Trung thu ở Việt Nam, có lẽ đã tồn tại từ rất lâu, dưới cái bóng dày đặc của lịch sử và văn hóa.
Dù có rất nhiều cuộc thảo luận về nguồn gốc của nó, nhưng điều quan trọng hơn cả là Tết Trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt qua nhiều thập kỷ….
Hồi xưa, lũ trẻ trong xóm luôn háo hức đứng bên cửa tiệm bánh, nhìn thợ đóng bánh tạo ra những chiếc bánh trung thu thơm ngon và hấp dẫn. Tiếng khuôn bánh gõ mạnh trên bàn, âm thanh rộn ràng của bài hát đồng dao, và tiếng rước đèn phá cỗ tràn ngập niềm vui. Trong bóng đêm, đèn cá chép, đèn làm từ lon bia, đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính làm theo hình con cá, ông sao,… lung linh chiếu sáng khắp nơi, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
….Có lẽ vì những thay đổi này đã làm mất đi một phần trọn vẹn vốn có của Trung thu chăng?
Có người nói, cuộc sống thay đổi nhiều rồi. Trẻ em chăm chăm vào thiết bị điện tử, người lớn thì lại bận rộn trong guồng quay công việc, Trung thu nay chỉ là một ngày đặc biệt hơn những ngày khác trong năm mà thôi, không còn sự háo hức, rạo rực hay chạy tung tăng rước đèn, xem múa lân nữa.
Nhưng suy cho cùng thì chúng ta vẫn phải chấp nhận, hoàn cảnh thay đổi, con người từ đó cũng đổi thay theo, những niềm vui mỗi thời cũng chẳng còn giống nhau nữa, mỗi thế hệ lại có những cảm nhận, cảm xúc riêng. Người lớn thì hoài niệm về tuổi thơ, trong khi trẻ em thời nay lại thích thú và tận hưởng không khí vui tươi và phấn khích của ngày Trung thu hiện đại.
Dù ở quá khứ hay hiện tại, Tết Trung thu vẫn là dịp để sum vầy, đoàn viên bên gia đình….